Đóng

PHONG THẤP – CĂN BỆNH KINH NIÊN CỦA MỌI LỨA TUỔI

Phong thấp không chỉ là căn bệnh vào những ngày “trái gió trở trời” mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… 

phong-thap-2

Phong thấp từ lâu đã trở thành căn bệnh kinh niên đối với nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Khi bị phong thấp, người bệnh thường cảm thấy khó chịu hơn vào những lúc thời tiết trở lạnh. Phong thấp không chỉ là căn bệnh vào những ngày “trái gió trở trời” mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để có cách chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể gây tàn phế về sau.

Phong thấp (còn gọi là tê thấp) là căn bệnh gây đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương, bắp thịt và gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác như thần kinh, tim mạch, cột sống… Phong thấp làm cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu vì gân, xương luôn đau nhức, tê bại, ăn ngủ kém dẫn đến suy nhược cơ thể.

Khi mắc bệnh phong thấp, các khớp xương của người bệnh thường bị sưng và đau nhức, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, các bắp thịt cũng bị đau nhức, trở nên yếu và có thể xuất hiện những nốt mẫn đỏ dưới da. Càng để lâu thì những khu vực bị ảnh hưởng sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc, các khớp xương bị biến dạng hoặc không thể cử động được. Thêm vào đó, người bệnh còn luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và có thể kèm theo sốt nhẹ.

phong-thap

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh dai dẳng này?

Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây ra phong thấp là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ơ tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh.

Người ta còn tin rằng nguyên nhân của bệnh phong thấp là do thừa cân béo phì gây áp lực lên các khớp xương, do sự thoái hóa khớp khi tuổi cao, do ít vận động, do yếu tố di truyền, do mang giày cao gót trong thời gian dài…

Vậy đâu là giải pháp cho người mắc bệnh phong thấp?

Theo Đông y, “phong” có nghĩa là gió và “thấp” ý chỉ đến những nơi ẩm thấp. Tóm lại, những người hay tiếp xúc với gió hoặc phải làm việc trong những nơi ẩm thấp quá nhiều sẽ tăng cao nguy cơ mắc bệnh phong thấp.  Do đó, để phòng và chống bệnh phong thấp hiệu quả thì người bệnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với khí lạnh và ẩm thấp.

Không những thế, mỗi chúng ta cần thường xuyên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, Omega 3, collagen… để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, người bệnh phong thấp nên thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau nhức cho xương khớp.

Ngày nay, người bệnh phong thấp có xu hướng sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ các loại thảo dược để chữa bệnh bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Trong đó, các loại thảo dược như Hy thiêm, Hà thủ ô đỏ chế, Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Phòng kỷ, Thiên niên kiện… có công dụng rất hiệu quả giúp tán phong, hoạt huyết, trừ thấp, xua tan nỗi lo căn bệnh phong thấp.

(Sưu tầm)

Hotline: 0902558058