Đóng

NGUY CƠ TÀN PHẾ DO BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

 

Trong rất nhiều những bệnh liên quan đến xương khớp thì có lẽ viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mang tính nguy hiểm và khó chữa trị nhất. Đôi khi người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Rất nhiều bệnh nhân do không phát hiện kịp thời căn bệnh quái ác này nên đã phải chịu những cơn đau hàng giờ liên tục, thậm chí là bị biến dạng khớp và bại liệt.

viem-khop-dang-thap-2

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn, xảy ra ở khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn. Bệnh xảy ra khi cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể tấn công mô liên kết tại bao khớp, làm cho khớp vị viêm, sưng đỏ và gây đau đớn khi cử động.

Bệnh còn gây nguy hiểm ở nhiều bộ phận khác như da, phổi, mắt, mạch máu, dây thần kinh… Nhưng nguy hiểm nhất là ở tim vì gây thiếu máu, mệt mỏi toàn thân.

viem-khop-dang-thap-1

Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh VKDT?

Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh VKDT, chủ yếu do các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh VKDT thì tăng cao nguy cơ các thế hệ sau cũng mắc bệnh từ 2 đến 3 lần.
  • Tác nhân gây bệnh: một số vi khuẩn, vi rút di chuyển từ máu vào màng bao quanh khớp tạo nên các phản ứng gây viêm tại đây.
  • Yếu tố giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh VKDT cao hơn so với nam giới (70 – 80% là nữ giới và đa số trên 30 tuổi)
  • Các yếu tố khác: chế độ dinh dưỡng chưa khoa học (thừa đạm, thiếu các loại vitamin thiết yếu…), nghiện rượu bia, stress, sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp…

Khi một người đã mắc bệnh VKDT thì thường có các biểu hiện như sau:

  • Giai đoạn đầu: bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, thường bị sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, tay chân có dấu hiệu tê bì và đau nhức toàn thân dù không vận động nhiều. Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần đến vài tháng trước khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
  • Giai đoạn sau: thường xuất hiện viêm và đau nhiều khớp như khớp cổ tay, cổ chân, khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp gối, khớp khuỷu… tình trạng này thường chuyển biến nặng vào buổi sáng sau khi thúc dậy hoặc ngồi bất động trong thời gian dài
  • Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng khác như: bỏng hoặc ngứa mắt, nổi nhọt ở chân, ngứa ran và tê, xuất hiện các nốt sần ở da, nhịp thở ngắn…

VKDT là một căn bệnh phiền toái, gây mất chức năng khớp và đau nhức cho người bệnh. Đây là căn bệnh tăng tiến không ngừng nên khả năng rất cao có thể hủy hoại toàn bộ khớp xương trong cơ thể. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sau 10 đến 15 năm, người bệnh có thể sẽ bị tàn phế và không thể tự chủ trong việc sinh hoạt hàng ngày. Chính vì những đặc tính của VKDT mà quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài và người bệnh cần thật sự kiên trì.

Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị VKDT. Trong Tây Y, Bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp… hoặc có thể kết hợp phẫu thuật nếu xuất hiện các biến chứng nặng. Còn theo Đông y, người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc có tác dụng tán phong, trừ thấp, bổ gan thận, khí huyết hoặc đôi khi kết hợp với châm cứu, xoa bóp… để hỗ trợ thông kinh hoạt lạc, giảm đau sưng khớp, đưa dưỡng chất phục hồi tổn thương khớp. Trong đó, các loại thảo dược như Hy thiêm, Hà thủ ô đỏ chế, Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Phòng kỷ, Thiên niên kiện… được sử dụng nhiều vì có công dụng rất hiệu quả giúp tán phong, hoạt huyết, trừ thấp, xua tan nỗi lo căn bệnh VKDT.

Ngoài ra, để kiểm soát tốt tình trạng VKDT thì người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Giảm cân nếu bị thừa cân;
  • Trò chuyện hay đọc sách, nghe nhạc, yoga để giảm stress;
  • Tập thể dục thường xuyên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết bài tập và cường độ tập thích hợp;
  • Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn nhiều các loại rau củ, hoa quả và tránh xa các loại thực phẩm giàu đạm, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…

(Sưu tầm)

Hotline: 0902558058