Đóng

ĐỪNG CHỦ QUAN KHI CHÂN TAY TÊ NHỨC

Trong xã hội hiện đại, việc thường xuyên sử dụng máy vi tính, ngồi lâu trong một tư thế, khuân vác vật nặng trong thời gian dài, chạy xe gắn máy liên tục hoặc phải sử dụng cổ tay thường xuyên khiến nhiều người cảm thấy chân tay bị tê. Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Đó có thể chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng đôi khi lại là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người.

 

te-nhuc-chan-tay-2

Tay chân tê nhức là bệnh lý mà khi xảy ra khiến người bệnh cảm thấy giống như bị bại liệt một tay hoặc một chân, có cảm giác giống như bị kiến bò và khó cảm nhận được nóng lạnh khi chạm vào một vật nào đó. Các triệu chứng sẽ đi từ nhẹ và khi chuyển qua giai đoạn nặng thì tay chân dường như mất hết cảm giác.

te-nhuc-chan-tay

Tê nhức chân tay thường phân thành hai loại:

  • Tê nhức chân tay do sinh lý: là tình trạng bình thường của cơ thể khi ngồi hoặc đứng lâu trong một tư thế.
  • Tê nhức chân tay do bệnh lý: là triệu chứng ban đầu hoặc biến chứng sớm của một số bệnh như bệnh lý thần kinh, bệnh xương khớp, bệnh nội tiết, đặc biệt là bệnh rối loạn chuyển hóa.

Các nhà khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tê nhức chân tay, trong đó:

  • Do đứng, ngồi, nằm ngủ sai tư thế hoặc đứng, ngồi một chỗ quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau… khiến mạch máu bị chèn ép, không thể lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể gây nên tình trạng tê cứng.
  • Do biến chứng thần kinh mạch máu của các bệnh rối loạn chuyển hóa, hàng đầu là bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chuyển hóa lipid
  • Do ảnh hưởng của bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng cũng dẫn đến tình trạng tê bại cả cánh tay hoặc tê bại cả vùng chi dưới.
  • Do cơ thể thiếu một số vitamin, như: B1, B12 và khoáng chất, như: axit folic, canxi, kali….
  • Những người bị nhiễm trùng do lao, thương hàn hay nhiễm virus, nhiễm độc thủy ngân, chì, hóa chất công nghiệp

Vậy khi mắc bệnh lý tê nhức chân tay, người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng nào?

  • Cảm giác tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buốt, chuột rút rất khó chịu
  • Tình trạng tê nhức, buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay làm cho người bệnh khó cử động
  • Nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò làm cho người bệnh bị mất ngủ

Tê nhức chân tay có thể là triệu chứng ban đầu hoặc là biểu hiện sớm do biến chứng thần kinh mạch máu của một số. Vì vậy, để có hiệu quả, việc đầu tiên người bệnh cần xác định rõ căn nguyên của bệnh để có hướng điều trị đúng cách.

Nếu tê bì chân, tay do sinh lý thì không cần điều trị chỉ cần thay đổi tư thế, ngủ nghỉ phù hợp, thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất, xoa bóp vùng tay chân bị tê. Giữ ấm cho chân tay khi thời tiết lạnh; đồng thời thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B; nên uống nhiều nước, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; không nên ăn thực phẩm nhiều axit, đồ chiên rán, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.

Còn nếu là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngày nay xu hướng sử dụng các loại thảo dược để ngăn chặn các bệnh lý tê nhức chân tay cũng như là những bệnh liên quan càng được sử dụng nhiều bởi tính an toàn và hiệu quả dài lâu. Theo Đông y: “Khí huyết con người như nguồn suối, nhiều thì chảy khắp, ít thì ứ trệ”. Vì vậy pháp trị trước tiên cho chứng tay chân tê bại là cần bổ nguyên khí, bổ khí hoạt huyết dưỡng huyết để khơi thông dòng chảy qua đó tiêu trừ ứ đọng, nâng cao sức đề kháng trừ bệnh. Trong đó, các loại thảo dược như Hy thiêm, Hà thủ ô đỏ chế, Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Phòng kỷ, Thiên niên kiện… có công dụng rất hiệu quả giúp tán phong, hoạt huyết, trừ thấp, xua tan nỗi lo bệnh lý tay chân đau nhức.

(Sưu tầm)

Hotline: 0902558058